Tại phiên họp thường kỳ tháng 6 vào chiều 30/6 của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng và các thành viên Chính phủ, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội - Nguyễn Văn Sửu cho biết, tới nay đã phá dỡ được 382m2 sàn sai phạm của công trình xây dựng dự án 8B Lê Trực.

"Chủ đầu tư vừa qua đã bất hợp tác, gây khó dễ cho công tác phá dỡ", ông Sửu nói và "hứa" với Thủ tướng thành phố sẽ ứng vốn, kinh phí để phá dỡ công trình này.

"Quận Ba Đình sẽ ứng vốn để phá dỡ công trình sai phạm này. Tinh thần là rất kiên quyết, không để kéo dài thêm", Phó chủ tịch Hà Nội cương quyết.

Nhắc lại một lần nữa quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu thành phố Hà Nội "phải xử lý tận gốc, chứ không thể để kéo dài, lấy đây là bài học kinh nghiệm chung của tất cả vi phạm công trình xây dựng ở nước ta".

"Tôi đã nghe Chủ tịch Hà Nội báo cáo về công trình xây dựng này. Tôi được biết chủ đầu tư dự án này đã mấy chục lần vi phạm nhưng chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa bị xử lý hình sự. Tôi yêu cầu Hà Nội lấy công trình làm điểm, chấn chỉnh lại kỷ cương, trật tự an ninh đô thị trên địa bàn", Thủ tướng chỉ đạo.

thu-tuong-vi-pham-cua-chu-dau-tu-8b-le-truc-khong-the-chi-phat-hanh-chinh

Thủ tướng yêu cầu thành phố Hà Nội xử nghiêm chủ đầu tư 8B Lê Trực

Dự án 8B Lê Trực do Công ty cổ phần may Lê Trực làm chủ đầu tư. Công trình xây dựng dự án này bị phát hiện hàng loạt sai phạm so với giấy phép xây dựng từ cuối tháng 9/2015. Cụ thể từ tầng 8 (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36m so với khối đế, song chủ đầu tư đã xây thẳng đến mái.

Công trình cao đến đỉnh tum thang là 53m nếu làm đúng giấy phép nhưng chủ đầu tư đã tự ý tăng chiều cao các tầng, xây thêm tầng 19, tổng chiều cao khoảng 69m (vượt 16m, tương đương 5 tầng). Diện tích sàn theo giấy phép xây dựng là gần 30.000m2, tuy nhiên chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 36.000m2.

Ngày 21/11/2015, Công ty cổ phần may Lê Trực bắt đầu phá dỡ phần vi phạm theo yêu cầu của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, tốc độ phá dỡ "tự nguyện" của chủ đầu tư diễn ra quá chậm, buộc thành phố quyết định cưỡng chế phá dỡ vào đầu tháng 1/2016.

7 tháng sau khi bị phát hiện sai phạm, công việc phá dỡ phần diện tích xây dựng sai phạm tại dự án 8B Lê Trực hiện vẫn chưa hoàn thành do phía chủ đầu tư dự án có thái độ bất hợp tác, gây khó khăn với cơ quan chức năng trong quá trình phá dỡ.

Hồi cuối tháng 3/2016, Hà Nội cũng đã kỷ luật hàng loạt cán bộ vì để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong quản lý xây dựng, đô thị tại dự án này.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top