Apple mới gỡ bỏ công cụ kiểm tra Activation Lock vốn trước đây có trên trang iCloud.com của hãng. Công cụ này sử dụng số serial hay IMEI của iPhone/iPad để xác định trạng thái Activation Lock của thiết bị, cung cấp trực quan để xác định xem thiết bị có phải đồ ăn cắp hay không.
Theo các thông tin rò rỉ, có khả năng công cụ này bị hacker lợi dụng để tấn công người dùng, tuy nhiên, thông tin này cũng chưa được Apple xác nhận chính thức.
Lời khuyên của Apple
Khi mua phải iPhone/iPad đang bật Activation Lock và người bán không thể tắt đi, khả năng đây là máy ăn cắp là có thể xảy ra. Cũng có nhiều trường hợp, thiết bị đã thuộc sở hữu của nhiều chủ nhân khác nhau, và chủ nhân trước quên không xoá Activation Lock trước khi bán lại máy.
Tuy nhiên, dù thế nào đi nữa, khi Activation Lock không được xoá đồng nghĩa với việc máy đang thuộc về một tài khoản người dùng khác, không thuộc về người đang bán máy cho bạn. Lúc này, thiết bị không khác gì cục chặn giấy. Bạn không thể làm bất kỳ việc gì với nó. Với việc bộ kiểm tra Activation Lock không còn tồn tại, bạn phải tìm tới giải pháp thay thế.
Apple đưa ra một số lời khuyên để bạn tránh mua phải iPhone/iPad mất cắp - điều hay xảy ra khi bạn mua iPhone/iPad đã qua sử dụng. Cụ thể:
Khi bạn mua iPhone, iPad, iPod Touch hay Apple Watch từ một ai đó ngoài Apple hay một nhà bán lẻ uỷ quyền, bạn phải có trách nhiệm đảm bảo rằng thiết bị đã được xoá và không còn được kết nối tới tài khoản của chủ nhân cũ. Hãy làm theo các bước dưới đây khi mua thiết bị.
Bật thiết bị và nhấn vào nút Slide to unlock (trượt để mở khoá).
Nếu thấy hiện màn hình yêu cầu nhập mật khẩu, hoặc thấy hiện màn hình Home chứng tỏ thiết bị chưa được xoá. Hãy yêu cầu người bán xoá hoàn toàn thiết bị bằng cách vào Settings > General > Reset > Erase All Content and Settings (với giao diện tiếng Việt sẽ là Cài đặt > Cài đặt chung > Đặt lại > Xoá tất cả nội dung và cài đặt). Đừng mua bất kỳ chiếc iPhone, iPad, hay iPod touch đã qua sử dụng nào cho tới khi thiết bị được xoá.
Bắt đầu quá trình cài đặt thiết bị
Sau khi chọn ngôn ngữ, chọn quốc gia hay khu vực, và kết nối vào mạng, thiết bị sẽ bắt đầu việc kích hoạt. Nếu bạn được yêu cầu nhập Apple ID của chủ nhân cũ, thiết bị chứng tỏ vẫn sẽ được kết nối tới tài khoản của họ. Hãy trao lại máy cho người bán và đề nghị họ nhập mật khẩu.
Nếu chủ nhân cũ của máy không có mặt, hãy yêu cầu họ xoá thiết bị này khỏi tài khoản bằng cách đăng nhập vào icloud.com/find. Đừng mua bất kỳ iPhone, iPad, hay iPod touch đã qua sử dụng cho tới khi nó được xoá khỏi tài khoản của chủ nhân cũ.
Dấu hiệu để nhận biết một thiết bị đã sẵn sàng để sử dụng đó là khi lần đầu tiên bật thiết bị lên, bạn được hỏi "Set up your iPhone", "Set up your iPad", hay "Set up your iPod".
Tóm lại, bạn chỉ nên mua máy từ những người có thể gặp mặt trực tiếp, đồng thời bỏ thời gian cho quá trình cài đặt trước khi trao tiền.
Foxconn chi 7 tỷ USD xây nhà máy tại Mỹ, iPhone Made in USA đã ở rất gần
(Techz.vn) Rất có thể trong những năm tới đây, chúng ta sẽ được cầm những chiếc iPhone Made in USA thay vì Made in China. Giá của chúng tất nhiên sẽ không hề rẻ.
Theo: Zing
Post a Comment