Hàng xách tay nhập về Việt Nam như thế nào? Chất lượng ra sao?

Theo quy luật của hải quan khi qua sân bay, nếu muốn không bị đánh thuế thì chỉ được mang theo từ 1 đến 2 máy điện thoại. Do đó, nguồn hàng của các thương gia lớn với số lượng vài ngàn máy không thể đi qua con đường này.

Đa số sẽ qua con đường tiểu ngạch, tức là tuồn lậu qua đường bộ qua biên giới. Mời bạn cùng tìm hiểu thêm về các phương thức nhập hàng của thương lái và chất lượng từng loại sản phẩm.

1. Hàng xách tay trực tiếp

Đây là loại hàng được lấy trực tiếp từ nguồn như Mỹ, Hàn, Nhật,.. Loại này chỉ được mang được với số lượng ít không quá 10 máy/lần chuyển. Chủ yếu theo người đi du lịch, du học sinh mang về hoặc theo các shiper nhập hàng từ các trang mua bán như amazon,...

Chính vì nhập với số lượng ít nên giá nhập sẽ cao, và dĩ nhiên, không được bảo hành chính hãng tại Việt Nam. Nhưng nhìn chung, mặt hàng này có chất lượng ổn và rất tốt.

Hàng xách tay nhập về Việt Nam như thế nào? Chất lượng ra sao?

Luôn có một đội ngũ dân bản xứ cung cấp hàng cho các thương gia mua số lượng ít

Bên cạnh đó, thương lái có thể tự order (đặt hàng) trên các trang bán hàng online của nước ngoài. Chỉ cần một tài khoản ngân hàng quốc tế chúng ta cũng có thể tự nhập hàng về được. Nhưng mức độ xui rủi nhiều hơn và giá cao hơn do phải đóng một phần thuế trong đó.

Thị trường hiện nay có nhiều lái buôn nhập hàng theo kiểu này từ các trang như amazon, ebay,... Hàng nhập về có thể là cũ hoặc mới, nhưng đều có hộp, phụ kiện đúng chuẩn theo hộp và hàng đa phần là nguyên zin.

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thương gia trộn hàng hoặc gởi hàng kém chất lượng về bán. Dù quen hay không, khi mua bạn cũng nên tự tay kiểm tra kỹ cho bảo đảm.

2. Hàng xách tay gián tiếp

Đây là loại đáng để bàn nhất vì rất ít người biết rõ về việc nhập hàng và xuất hàng. Đa số các thương gia muốn nhập hàng với số lượng lớn để đưa vào Việt Nam đều phải gián tiếp qua Trung Quốc.

Với nguồn vốn cực mạnh, các thương gia Trung Quốc có thể nhập được hàng từ các nước như Mỹ, Hàn,... Hàng thì được gom hết tất cả chứ không lựa hàng xấu hàng đẹp hay hư hỏng. Sau đó, họ về phân loại ra rồi chia cho các thương lái nhỏ hơn.

Một số thương lái lớn gom hàng về chia ra theo kiểu bán đồng giá từng thùng, chất lượng và số lượng hên xui, rồi mở các phiên đấu giá cho các thương lái nhỏ từ Việt Nam hay các nước lân cận. Một số khác phân loại rồi bán với các mức giá khác nhau tùy theo loại hàng, ngoại hình, chất lượng,...

Hàng xách tay nhập về Việt Nam như thế nào? Chất lượng ra sao?

iPhone được đóng thành cụm để đấu giá giữa các thương gia

Ngoài ra, còn một phương thức mua hàng của các thương lái nữa, nhưng cần phải là những thương lái làm ăn lâu dài. Chỉ cần báo hàng cần đặt cho những "người vận chuyển" trong vòng vài ngày, hàng sẽ có giao cho thương lái.

Hàng được chuyển theo yêu cầu về số lượng, giá cả cho tận tay thương lái và giá sẽ cao hơn một chút so với mua tại gốc. Tuy nhiên, sẽ không sợ nhiều rủi ro trong khâu vận chuyển qua biên giới.

Hàng xách tay nhập về Việt Nam như thế nào? Chất lượng ra sao?

Hàng được phân loại trước khi giao về VN

Với các loại hàng xách tay này, nguồn gốc đều đến từ Trung Quốc nhưng không phải tất cả là hàng kém chất lượng. Cũng sẽ có hàng tốt, hàng xấu tùy vào thương gia muốn chọn loại nào để nhập về bán.

Đa phần hàng từ Hồng Kông, Thẩm Quyến về là hàng chất lượng xài được, nguyên zin nhưng chỉ khoảng tầm 90% - 95%. Lý do là cần máy đẹp và dễ bán theo nhu cầu của thương lái, nên có thể máy được làm lại vỏ, ép lại kính, thay pin,...

Hàng xách tay nhập về Việt Nam như thế nào? Chất lượng ra sao?

Một thùng Galaxy Note 5 được vận chuyển về Việt Nam

Điểm chung của những loại hàng này đều là máy trần, không phụ kiện kèm theo. Ngoại hình đa dạng từ máy đẹp gần như mới cho tới máy nát và giá cả cũng đi kèm với ngoại hình.

Một số được "mông má" sẵn từ Trung Quốc nên các loại linh kiện như vỏ, màn hình thay thế, lắp ghép được gia công tốt hơn thợ của Việt Nam, người dùng cũng khó mà phân biệt.

 Kết

Hàng xách tay có muôn vạn cách để tuồn về, tuy nhiên đa phần đều qua Trung Quốc. Nhưng cũng không phải là hàng kém chất lượng nếu người dùng biết cách lựa chọn hợp lý.

Giá cả cũng có thể đánh giá một phần về chất lượng, đừng ham hàng quá rẻ để rồi mang hàng dựng về nhà. Mặt khác, cũng có thể dính những cú lừa của các thương gia khi trộn hàng thay vỏ, thay kính nhưng bán với giá nguyên zin.

Sau tất cả, kinh nghiệm chia sẻ khi mua sắm vẫn là câu "tiền nào của nấy", thận trọng khi thấy giá sản phẩm cần mua quá rẻ so với mặt bằng chung của thị trường!

Theo TGDĐ

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top