Vấn đề khó khăn nhất của một công ty là khi các nhân viên giỏi bỏ việc. Việc đào tạo một nhân viên giỏi phù hợp với công ty không phải là một việc đơn giản. Trong công ty, có rất nhiều vấn đề và nguyên nhân đến từ cả 2 phía ông chủ và nhân viên khiến các nhân viên này bỏ việc. Điều này còn gây cả ảnh hưởng tới doanh thu của công ty. Dưới đây là 9 lý do khiến các nhân viên giỏi phải nghỉ việc.
Ép nhân viên làm việc quá sức
Một điều khiến các nhân viên dễ nản và nghỉ việc chính là ép họ làm việc quá sức. Việc tận dụng khả năng của các nhân viên giỏi khiến sếp thường xuyên tạo áp lực và quá nhiều công việc lên họ. Điều này khiến các nhân viên cảm thấy họ đang bị lợi dụng và không được trả công xứng đáng.
Ngoài ra việc làm việc quá sức cũng khiến cho năng lực của họ giảm đi. Khi mà các nhân viên cần phải đảm đương quá nhiều công việc, họ dễ sinh ra chán nản. Mặc dù bạn có thể tăng lương, tăng cấp bậc, các lợi ích khác nhưng khi họ phải làm việc quá sức, họ sẽ không còn muốn phấn đấu.
Không công nhận đóng góp và không thưởng xứng đáng
Các nhân viên luôn đánh giá những khích lệ dù là nhỏ nhất của sếp. Điều này không chỉ tạo động lực cho họ mà còn khiến họ làm việc hết mình hơn. Một nhà quản lý giỏi luôn cần hiểu nhân viên của mình mong muốn điều gì, từ tăng lương, phần thưởng khích lệ,… để nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình.
Không tôn trọng các cam kết
Một sai lầm khác của sếp đó là không tôn trọng các cam kết của mình khi làm việc với các nhân viên. Khi bạn giữ lời hứa, hình ảnh của bạn trong mắt nhân viên sẽ được nâng cao, nhưng khi khôn giữ đúng cam kết, hình ảnh của bạn sẽ xấu đi và gây ra tâm lý không tốt cho nhân viên.
Điều này dẫn đến khi không còn cảm thấy được trả công xứng đáng, nhân viên sẽ nghỉ việc.
Không quan tâm đến nhân viên của mình
Một sếp giỏi cần phải biết quan tâm đến các nhân viên của mình. Có rất nhiều nhân viên từng bỏ việc vì có mối quan hệ không tốt với sếp. Sếp cần đưa ra những nhiệm vụ, thách thức phù hợp với nhân viên thay vì không quan tâm và gây khó khăn cho họ. Bạn không thể bắt nhân viên của mình làm việc 8 tiếng mỗi ngày mà không can dự đến những vấn đề khác.
Tuyển dụng sai người
Những nhân viên giỏi sẽ cảm thấy không thỏa đáng khi sếp đề bạt sai người. Điều này khiến họ cảm thấy không được tôn trọng, bị xúc phạm và giảm động lực. Khi đến một mức độ nào đó, chắc chắn nhân viên này sẽ nghỉ việc để tìm một môi trường thỏa đáng hơn đối với họ.
Không để nhân viên được theo đuổi đam mê
Các nhân viên giỏi đều có những đam mê của riêng mình. Việc các sếp không cho nhân viên theo đuổi đam mê sẽ dẫn tới sự chán nản, gò bó trong công việc của họ. Mặc dù có thể gây ra ảnh hưởng tới công ty nhưng khi cho phép nhân viên theo đuổi đam mê, năng suất của họ có thể cao tới gấp 5,6 lần bình thường.
Không phát triển được kĩ năng
Khi sếp có trong tay các nhân viên tài năng, việc của một nhà quản trị giỏi là phải kích thích thêm để họ phát triển các tài năng khác của mình. Không được để họ cảm thấy tự thỏa mãn hay nhàm chán với công việc của họ mà nên thường xuyên góp ý, trao đổi để phát triển thêm các kĩ năng khác của nhân viên.
Không tạo sự sáng tạo
Bạn không nên hạn chế nhân viên sáng tạo các công việc họ đang làm. Việc hạn chế sáng tạo sẽ khiến họ cảm thấy kìm hãng và không còn mong muốn làm công việc đó nữa.
Không đưa ra những đề xuất phù hợp
Đưa ra một yêu cầu quá cao so với nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy dường như là không thể đạt được. Nhưng khi đưa ra các mục tiêu quá thấp sẽ khiến họ cảm thấy hết sức bình thường. Sếp cần yêu cầu các nhân viên, thách thức họ với mục tiêu cao hơn để họ có thể hào hứng và không nhàm chán với công việc của mình.
Sếp lớn Vingroup: 7-Eleven có chi tiền tấn cũng không mua nổi Vinmart+
(Techz.vn) Không bao giờ bán thương hiệu Việt cho người nước ngoài, đó là lời khẳng định của Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông Lê Khắc Hiệp.
Post a Comment