Trao nhầm giải Oscar "Phim hay nhất" (2017)

Giải thưởng "Phim hay nhất" năm nay ban đầu gọi tên phim nhạc kịch La La Land. Tuy nhiên, trong lúc êkíp La La Land đang xúc động phát biểu, người công bố giải - tài tử 79 tuổi Warren Beatty - cho biết giải thưởng thực sự thuộc về Moonlight. Nguyên nhân là có người đã trao nhầm cho Beatty tờ giấy công bố giải “Nữ diễn viên chính xuất sắc” đề tên “Emma Stone, La La Land”. Sự cố khiến sân khấu trao giải hỗn loạn và vài phút sau đó, đoàn phim Moonlight mới có thể ăn mừng với đôi chút ngượng ngập. Tờ Telegraph gọi đây là sai sót lớn nhất trong lịch sử Oscar.

Seth MacFarlane chọc cười dung tục trên sân khấu (2013)

nhung-khoanh-khac-gay-sung-so-trong-lich-su-le-trao-giai-oscar

Do thành công của phim Ted (2012), Seth MacFarlane được mời dẫn buổi lễ Oscar năm 2013. Sau khi bắt đầu bằng một vài câu đùa như thông lệ, danh hài gây sốc khi thể hiện bài hát We Saw Your Boobs, trong đó anh liệt kê một loạt phim mà các sao nữ từng phô ngực. Minh tinh Titanic Kate Winslet bị nhạo báng vì việc cô từng khỏa thân trong một loạt tác phẩm. Màn trình diễn với điệp khúc "We saw your boobs" (Tạm dịch: "Chúng tôi thấy ngực bạn rồi đấy") kéo dài khiến nhiều nghệ sĩ cảm thấy bị xúc phạm.

Michael Moore chỉ trích Tổng thống Bush thậm tệ (2003)

nhung-khoanh-khac-gay-sung-so-trong-lich-su-le-trao-giai-oscar-1

Nhiều nghệ sĩ từng mượn sân khấu Oscar để phát ngôn về chính trị, nhưng Michael Moore được đánh giá là "quá trớn" vào năm 2003. Khi nhận giải cho phim tài liệu Bowling for Columbine, nhà làm phim sinh năm 1954 đã chỉ trích thậm tệ tổng thống Mỹ đương nhiệm George W. Bush. Lúc đầu khán phòng ủng hộ ông, nhưng sau đó những lời lẽ mạt sát của Michael Moore - gọi kết quả bầu cử là “hư cấu” - khiến các ngôi sao ngỡ ngàng và cuối cùng la ó phản đối. Tiếng nhạc được bật lên sớm hơn thời gian quy ước để hối thúc Michael rời sân khấu, nhưng nhà làm phim tiếp tục hô to: “Thật nhục nhã, ông Bush” nhiều lần.

Angelina Jolie hôn anh trai (2000)

nhung-khoanh-khac-gay-sung-so-trong-lich-su-le-trao-giai-oscar-2

Trên thảm đỏ Oscar năm 2000, Angelina Jolie gây sốc khi hôn môi anh trai - diễn viên James Haven. Sau đó, khi nhận giải Oscar “Nữ diễn viên phụ xuất sắc” cho vai diễn trong phim Girl, Interrupted, minh tinh còn hân hoan nói: “Tôi quá yêu anh mình”. Sự việc làm dấy lên nghi ngờ về mối quan hệ của anh em Angelina Jolie, dù sau đó họ chia sẻ rằng nụ hôn đã bị “hiểu nhầm”.

Màn ăn mừng quá lố của Robert Benigni (1999)

Năm 2000, phim Life is Beautiful do Robert Benigni vừa đạo diễn vừa đóng vai chính giành giải “Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc”, còn ông giành giải “Nam diễn viên chính xuất sắc”. Khi giải dành cho phim được xướng lên, đạo diễn người Italy đứng trên ghế, nắm tay Steven Spielberg để giữ thăng bằng và nhảy lên sân khấu. Đến lúc nhận giải thưởng cá nhân, Benigni bình tĩnh hơn nhưng lại có phát biểu gây sốc khi nói muốn trở thành thần Jupiter (Vua của các vị thần - theo tôn giáo và thần thoại La Mã) để làm tình với mọi người trên bầu trời.

Màn trình diễn Bạch Tuyết thảm họa (1989)

nhung-khoanh-khac-gay-sung-so-trong-lich-su-le-trao-giai-oscar-3

Hiếm có tiết mục nào tại Oscar tệ hại như màn diễn năm 1989. Diễn viên Rob Lowe lộ giọng hát kém cỏi suốt 15 phút bên cạnh một nàng Bạch Tuyết phát âm líu ríu (do Eileen Bowman đóng). 17 nghệ sĩ - bao gồm Paul Newman, Gregory Peck và Julie Andrews - cùng gửi thư chỉ trích đây là “sự xấu hổ cho cả Viện Hàn lâm và toàn thể ngành điện ảnh”. Hãng Disney đâm đơn kiện đài ABC sử dụng hình ảnh nhân vật Bạch Tuyết trái phép, còn nữ diễn viên trẻ Eileen Bowman từ đó gần như không có đường tiến thân ở Hollywood và chỉ nhận các vai diễn nhỏ.

Trẻ em đóng giả người khiếm thính (1978)

Trong đêm trao giải Oscar, ca sĩ Debby Boone trình diễn You Light Up My Life – tác phẩm đoạt giải “Ca khúc trong phim hay nhất” năm đó. Hỗ trợ cô là một dàn nữ sinh, được giới thiệu là đến từ Bệnh viện John Tracy dành cho người khiếm thính, dùng ngôn ngữ ra dấu để minh họa bài hát. Tiết mục lúc đầu gây xúc động cho người xem nhưng sau đó có người nhận ra cách giao tiếp của nhóm nữ sinh hoàn toàn sai.

Cuộc điều tra tiếp theo lật tẩy các bé gái hoàn toàn không bị điếc mà chỉ được tuyển vào để đóng giả. Sự gian dối khiến nhiều khán giả và Liên minh các nghệ sĩ khiếm thính phẫn nộ. Chủ tịch của tổ chức phát biểu: “Chúng tôi bị xúc phạm bởi có rất, rất nhiều trẻ em khiếm thính có thể trình diễn nếu được trao cơ hội”. Ông cũng cho rằng việc làm thể hiện cái nhìn lệch lạc của ngành điện ảnh với người khiếm thính.

Người khỏa thân chạy lên sân khấu (1974)

nhung-khoanh-khac-gay-sung-so-trong-lich-su-le-trao-giai-oscar-4

Trong lúc diễn viên David Niven đang giới thiệu minh tinh Elizabeth Taylor, nhà hoạt động xã hội Robert Opel bỗng nhiên khỏa thân chạy lên sân khấu. Sự cố khiến đám đông và Elizabeth Taylor hoảng hốt, còn David Niven trêu đùa: “Chẳng phải thật thú vị khi nghĩ rằng tiếng cười duy nhất mà người đàn ông này có được trong đời là nhờ cởi quần áo và phô bày nhược điểm của mình?”. Phản ứng bình tĩnh của tài tử sinh năm 1910 dẫn đến một số nghi vấn rằng ông đã biết trước và thỏa hiệp với trò đùa này.

Nhầm lẫn tai hại của Will Rogers (1934)

nhung-khoanh-khac-gay-sung-so-trong-lich-su-le-trao-giai-oscar-5

Warren Beatty không phải người trao giải duy nhất rơi vào thế khó xử. Hạng mục “Đạo diễn xuất sắc” năm 1934 có hai ứng viên cùng tên Frank - Frank Capra (Lady for a Day) và Frank Lloyd (Cavalcade). Sau khi mở kết quả, diễn viên gạo cội Will Rogers chỉ nói ngắn gọn: “Lên đây nhận giải đi, Frank”. Đạo diễn Frank Capra háo hức bước lên sân khấu trước khi phát hiện người thắng giải là Frank Lloyd.

Để chữa thẹn cho Rogers, Capra đã gọi cả ứng viên thứ ba ở hạng mục là George Cukor lên chung vui. Về phần mình, Frank Capra cũng không phải buồn lâu vì chỉ một năm sau ông đã thật sự giành giải “Đạo diễn xuất sắc”.

Ân Nguyễn

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top