Hơn 15 năm đấu tranh ở nhà tù Côn Đảo của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được tái hiện trong cuốn ''Người cập rằng hầm xay lúa''.

Nhà văn Nguyễn Công Hoan viết tác phẩm năm 1959, sửa lại năm 1976. Phần minh họa của họa sĩ Mai Long được xuất bản lần đầu năm 1978. Dịp kỷ niệm 136 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản ấn phẩm, bổ sung phụ lục là lời kể của các cựu tù Côn Đảo và một số cột mốc nổi bật trong cuộc đời, sự nghiệp của ông.

Bìa cuốn Người cập rằng hầm xay lúa, do Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành. Ảnh:

Bìa cuốn ''Người cập rằng hầm xay lúa''. Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng

Sách khắc họa hình tượng Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhân hậu, luôn bênh vực người yếu, dám chống lại bất công. Tác phẩm có lối dẫn chuyện thu hút, ngòi bút tả thực với các tranh minh họa.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888-1980) quê ở cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hòa Hưng, người dân thường gọi kính trọng là Bác Tôn. Năm 24 tuổi, ông tham gia tổ chức công nhân bãi công, sau đó hoạt động cách mạng. Cuối năm 1929, ông bị quân Pháp bắt, đày ra Côn Đảo. Tại đây, ông bị bắt làm ''cập rằng'' (tù nhân quản lý tù nhân khác), một vị trí nguy hiểm, thường bị mọi người thù oán. Tuy nhiên, ông đã cảm hóa những người tù bằng lòng nhân hậu của mình.

Ông là Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam từ năm 1969 đến khi qua đời năm 1980. Trước đó, ông là Phó chủ tịch nước giai đoạn 1960-1969.

Nhà xuất bản Kim Đồng từng ra mắt nhiều ấn phẩm về Chủ tịch Tôn Đức Thắng, như truyện dài Người thủy thủ già trên hòn đảo lưu đày (Đoàn Giỏi), tập sách ảnh Tôn Đức Thắng - Nhà cách mạng bất tử (Nông Anh Chi biên soạn).

Nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903-1977), xuất thân trong một gia đình quan lại nho học. Ông viết văn từ sớm, có truyện ngắn đầu tiên Quyết chí phiêu lưu năm 17 tuổi. Trước năm 1945, ông viết hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết cả hiện thực và lãng mạn. Từ sau năm 1954, nhà văn công tác ở Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông là Chủ tịch Hội khóa 1957-1958, kiêm chủ nhiệm Tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ). Nhà văn tiếp tục sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết và nhiều bài về kinh nghiệm sáng tác, nghiên cứu bình luận văn chương.

Phương Linh

Adblock test (Why?)

Post a Comment

 
Top