Theo nhiều nguồn tin, lịch sử hacker khởi đầu từ năm 1950 – 1960 với những tên tuổi nổi bật như Peter Deutsch, Bill Gosper, Richard Greenblatt, Tom Knight và Jerry Sussman khi được Marvin Minsky - giám đốc của MIT cho phép tiếp cận trực tiếp với những cỗ máy phòng thí nghiệm trí thông minh nhân tạo tại viện công nghệ Massachusetts ở Mỹ. Đây được cho chính là nền tảng đầu tiên của các hacker tương lai.
Từ năm 1970 - 1980, đây là thời điểm hoàng kim của hacker khi phát luật chưa thật sự kiểm soát chặt chẽ. Làn sóng hack khác được sinh ra ở câu lạc bộ máy tính Homebrew tại San Francisco. Đây là nơi hội tụ những người yêu thích điện tử, muốn xây dựng máy tính, phần mềm, phần cứng mang tính cá nhân hơn, chứ không phải phá hoại tài sản của người khác. Nổi bật trong nhóm này, đó chính là Lee Felsenstein, Steve Dompier, Steve Wozniak, Steve Jobs và Bill Gates - người đặt nền móng PC cho cả thế giới.
Khi máy tính cũng như internet trở nên phổ biến khắp thế giới, các hoạt động hack từ xa tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Có lẽ vì thế, chính quyền Mỹ buộc thiết lập hành lang pháp lý, kiểm soát hành vi hacker nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân dùng thiết bị này. Vào thời điểm cuối những năm 1980, họ ban hành đạo luật chống lạm dụng, lừa đảo thông qua máy tính và thành lập trung tâm cứu hộ máy tính nhằm phản ứng nhanh trước các hành vi phạm tội của hacker.
Trong những năm qua gần đây, nhiều nhóm hacker đã tấn công website, lừa đảo người dùng Internet ở nước khác. Nhiều quốc gia buộc đưa ra luật chống tội phạm tin học của riêng mình khiến cho những hacker đã tấn công vào máy tính hoặc website đặt máy chủ ở quốc gia nào sẽ bị dẫn độ về nước đó để xử lý và chịu án theo luật của họ.
Về thuật ngữ chuyên môn, hacker sẽ chia thành nhiều nhóm khác nhau bao gồm: hacker mũ trắng, mũ đen, mũ xanh và mũ xám. Hacker mũ trắng là các chuyên gia công nghệ, lập trình viên tìm các lỗi phần mềm hệ thống nhằm sửa chữa và giúp hệ thống an toàn hơn. Hacker mũ xanh tạm xem như các chuyên gia lập trình xuất sắc tương tự như mũ trắng nhưng làm việc cho các hãng lớn trong làng công nghệ như Microsoft.
Ngược lại so với mũ trắng, hacker mũ đen chủ yếu phá hoại, đồng thời thu lợi bất chính cho cá nhân họ. Riêng về hacker mũ xám, các chuyên gia công nghệ này có tính chất công việc giống như sự kết hợp từ mũ trắng và đen. Nhìn chung, dẫu cho thuộc nhóm mũ gì đi chăng nữa, giới hacker vẫn làm công việc xâm nhập hệ thống thông qua những lỗ hổng bảo mật.
Thay cho lời kết
Khi xâm nhập hệ thống thông qua những lỗ hổng bảo mật, mỗi nhóm hacker sẽ tự tìm thấy những cho riêng mình những công việc, mục đích và niềm vui riêng. Đây chính là nguyên nhân lớn để giải thích cho việc một số hacker thích xâm nhập hệ thống thông qua lỗi bảo mật. Bởi lẽ, người dùng công nghệ phổ thông không thể thực hiện những cuộc xâm nhập hệ thống như hacker chuyên nghiệp.
Ngoài việc muốn chứng tỏ tài năng, một số hacker đi theo trường phái mũ trắng mong muốn sẽ nổi tiếng để có thể dễ dàng tiếp cận, làm việc cho các công ty lớn về công nghệ. Ngày nay, khi tấn công trái phép đã gây ra hậu quả, nhóm hacker thuộc bất cứ bên giới nào cũng bị xử lý trước pháp luật một cách bình đẳng. Khi cảm thấy dễ kiếm tiền thông qua việc đánh cắp thẻ tín dụng cùng với thông tin người dùng, một số hacker mũ đen đã từng xâm nhập trái phép vào các hệ thống website và phải đối mặt với bảng án rất nặng.
Tham khảo nhiều nguồn tin
Hơn 100 chuyến bay bị hoãn vì sự cố Hacker tấn công
(Techz.vn) Sự cố tin tặc tấn công mạng tối 29/7 ảnh hưởng hơn 100 chuyến bay, Sân bay Nội Bài có hơn 30 chuyến, Tân Sơn Nhất có hơn 60 chuyến nội địa bị chậm từ 15 đến hơn 60 phút.rnrn
Post a Comment