Lần đầu tiên trong lịch sử, NASA tìm thấy một số lượng các hành tinh lớn như vậy ngoài trái đất. Đây được gọi là “Hệ Mặt Trời” 2.0 nơi có tới 7 hành tinh giống Trái Đất và có ít nhất 3 đại dương. Có thể nói là một nơi hoàn hảo để con người có thể tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Vào 1h sáng ngày 23/2/2017, NASA đã tổ chức một buổi họp báo với một phát hiện cực quan trọng, vượt xa “hệ Mặt Trời”. Đó là những thông tin về các exoplanet, những tinh cầu ngoài hệ Mặt Trời. Lần đầu tiên trong lịch sử, NASA đã tìm ra một Hệ Mặt Trời mới cách chúng ta 40 năm ánh sáng. Có tới 7 địa cầu giống Trái Đất và ít nhất là 3 đại dương. Một cơ sở chắc chắn để có thể tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.
Trước đó, chúng ta đã phát hiện ra Proxima Centauri b (Proxima b), hành tinh được coi là Trái Đất thứ 2 nhưng môi trường khắc nghiệt đã chứng minh sự sống là không thể tồn tại trên một hành tinh như vậy.
Các hành tinh này quay xung quanh ngôi sao TRAPPIST-1, trong đó có ít nhất 3 hành tinh có thể duy trì nước ở dưới dạng lỏng, 3 hành tinh này nằm trong vùng Goldilock, một khoảng cách vừa đủ để có nhiệt độ không quá nóng và quá lạnh.
Phát hiện này có thể nói là một kỷ lục về số lượng hành tinh nằm trong vùng “khả dưỡng”, tức là vùng có thể nuôi dưỡng sự sống bên ngoài Hệ Mặt Trời hiện tại. Thậm chí, theo các chuyên gia, cả 7 hành tinh đều có nước ở dạng lỏng, tuy nhiên tỉ lệ có sự sống cao nhất vẫn chỉ nằm ở 3 hành tinh trong vùng Goldilock.
Thomas Zurbuchen, đồng quản trị nhóm nghiên cứu của Nasa, đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng trong hành trình đi tìm kiếm một hành tinh mới cho loài người, nơi có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Liệu con người có cô độc hay vẫn còn những sinh vật khác trong sự sống của chúng ta là câu hỏi cần được trả lời nhất vào lúc này.
TRAPPIST-1 là một ngôi sao lùn đỏ thuộc chòm sao Bảo Bình. Ngôi sao này có nhiệt độ thấp hơn và màu sắc đỏ hơn Mặt trời của chúng ta rất nhiều lần, nhưng kích cỡ chỉ lớn so với sao Mộc một chút. Do đó, rất nhiều khả năng nước có thể tồn tại trên các hành tinh gần với quỹ đạo của nó.
Các chuyên gia sử dụng đài quan sát Trappist đã tìm thấy 7 hành tinh, tất cả đều có bề mặt rắn giống với Trái Đất. Riêng hành tinh số 7 dược dự đoán là một hành tinh băng giá và chưa chắc chắn hành tinh này có nước hay không.
Cả 7 hành tinh xoay quanh TRAPPIST-1 đều gần hơn khoảng cách từ sao Thủy đến Mặt Trời và đều rất gần nhau. Nên khi có thể đứng trên bề mặt của một hành tinh hoàn toàn có thể quan sát địa chất của các hành tinh lân cận.
Tuy nhiên, có một khả năng rằng các hành tinh này không tự quay, nên sẽ có một mặt luôn là ngày và một mặt luôn là màn đêm vĩnh cửu. Vì vậy môi trường thời tiết ở đó sẽ xuất hiện những cơn gió cực mạnh hay sự thay đổi nhiệt độ rất lớn.
Dù sao, với TRAPPIST-1, chúng ta đã tiến một bước rất xa trong công cuộc chinh phục, tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất hiện tại. Chúng ta đang rất gần với viễn cảnh tìm ra một thế giới mới có thể nuôi dưỡng được sự sống.
Loài người bất ngờ tìm ra hành tinh thứ 9 trên hệ mặt trời
(Techz.vn) Thiên thể được cho là hành tinh thứ 9 của hệ mặt trời có khối lượng lớn gấp 10 lần so với Trái Đất.
Post a Comment