Giao thừa luôn là thời khắc tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và cả những hy vọng mà con người mơ ước danh cho năm mới. Đây cũng là nguồn cảm hứng vô tận để nhiều nhạc sĩ, ca sĩ trên thế giới viết nên những giai điệu bài hát được liệt vào hàng bất hủ. Thật tuyệt vời khi chỉ cần những ca khúc này cất lên, bạn đã thấy không khí đêm giao thừa và niềm háo hức đón năm mới như ngập tràn mọi nơi.

Same Old Lang Syne – Dan Fogelberg

Ca khúc được viết bởi nhạc sĩ Dan Fogelberg và đã phát hành vào tháng 12 năm 1980. Kể từ đó cho đến nay, ‘Same Old Lang Syne’ trở thành một trong những ca khúc được nghe nhiều nhất trên thế giới vào mỗi dịp Giáng sinh và năm mới. Tại Mỹ, đây là số ít những ca khúc được phát thường xuyên trên các đài phát thanh trong suốt kỳ nghỉ lễ cuối năm tại Mỹ.

Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, phần nhạc của ‘Same Old Lang Syne’ được viết dựa theo một bài hát dân ca truyền thống của nhóm các quốc gia nói tiếng Anh có tên ‘Auld Lang Syne, thường được mọi người cùng hát với nhau trong thời khắc chia tay năm cũ và đón năm mới. Dù vậy nhưng thực tế, nội dung phần lời của ca khúc ‘Same Old Lang Syne’ lại là một câu chuyện tình yêu buồn diễn ra trong đêm Giáng sinh.

Happy New Year - ABBA

Ca khúc ‘Happy New Year’ của nhóm ABBA được cho ra mắt vào tháng 1/1980. Kể từ đó, giai điệu rộn ràng, vui tươi và tràn đầy sự háo hức của ‘Happy New Year’ đã lan truyền và phổ biến khắp thế giới, nhất là tại các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Đằng sau ca khúc Happy New Year là nhiều câu chuyên vui buồn đan xen.

Đằng sau ca khúc ‘Happy New Year’ là nhiều câu chuyên vui – buồn đan xen.

Tuy nhiên, đằng sau ca khúc này là cả một câu chuyện buồn. Ngay từ ở phần lời, ‘Happy New Year’ đã tả về một khung cảnh buồn bã, với những con người lạc lõng và cô đơn trong chính thời khắc đáng vui nhất của một năm. Dù MV của ‘Happy New Year’ tràn ngập cảnh con người mừng rỡ đón giao thừa, nhưng đằng sau lại chất chứa những nỗi buồn của chính các thành viên ABBA trước viễn cảnh tan rã. 

Dẫu vậy, ‘Happy New Year’ vẫn là một trong những ca khúc được người dân thế giới lắng nghe nhiều nhất trong khoảng thời gian chuyển giao sang năm mới. Ở bản thảo đầu tiên, ca khúc mang một cái tên khá dài và lạ lẫm: Daddy don’t get drunk on Christmas day (Bố đừng say trong ngày Giáng sinh nhé).

Auld Lang Syne – Mariah Carey

Được phát hành vào tháng 12/2010, ‘Auld Lang Syne’ là ca khúc nằm trong album ca nhạc mừng giáng sinh có tên ‘Merry Christmas II You’ của nữ ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ Mariah Carey. 

Đây thực chất là một bài dân ca cổ, được tác giả Robert Burns ghi lại từ lời hát của một cụ già ngồi ven đường trong giai đoạn những năm cuối thế kỷ thứ 18. Năm 1928, ca khúc lần đầu tiên được thu âm bởi ca sĩ Guy Lombardo và cho đến nay vẫn được xem là bản gốc của ca khúc.

Nữ ca sĩ Mariah Carey để lại dấu ấn đặc biệt với ca khúc Auld Lang Syne.

Nữ ca sĩ Mariah Carey để lại dấu ấn đặc biệt với ca khúc ‘Auld Lang Syne’.

Từ đó cho đến nay, ‘Auld Lang Syne’ đã trở thành ca khúc “cứ nghe là thấy năm mới” của người dân thế giới. Tại Mỹ, trong bất cứ lễ đón năm mới nào tại quảng trường Thời đại cũng đều vang lên giai điệu bất hủ của Auld Lang Syne. Phiên bản ‘Auld Lang Syne’ do Mariah Carey thế hiện được đánh giá là bản cover thành công nhất lịch sử. Ca khúc ngợi ca về tình bạn, về những kỷ niệm đã qua trong năm cũ và cùng nhau đón chờ những điều tốt đẹp trong năm mới.

It’s just another New Year’s Eve – Barry Minilow

Ca khúc được phát hành vào năm 1977 bởi tác giả Barry Manilow. Với giai điệu ngọt ngào, khoan thai và trầm lắng, ‘It’s just another New Year’s Eve’ đã chinh phục nhiều thế hệ người nghe trên thế giới và trở thành một trong những ca khúc được nghe nhiều nhất dịp năm mới.

Phần lời của bài hát toát lên sự an ủi, động viên những con người từng mắc sai lầm hoặc gặp chuyện buồn trong năm cũ, rằng chúng ta không một ai phải chịu lấy cô đơn vì luôn có những người thương yêu ở bên cạnh. Và rằng, chỉ có một đêm giao thừa, hãy làm cho nó trở nên vui vẻ và tuyệt vời nhất.

What are you doing New Year’s Eve – Frank Loesser

Được sáng tác và phát hành từ năm 1947, cho đến nay, ‘What are you doing New Year’s Eve’ vẫn được xem là ca khúc bất hủ dành cho người yêu âm nhạc vào mỗi dịp đón năm mới. Ngay khi ra mắt, ca khúc đã nằm trong top 10 của bảng xếp hạng Billboard và bán chạy nhất trong năm đó.

Dù được rất nhiều các ca sĩ nổi tiếng thu âm như Margaret Whiting, Spike Jones, Johnny Mathis,..nhưng bản thu âm theo phong cách jazz của nữ ca sĩ quá cố Ella Fitzgerald vẫn được yêu mến hơn cả.

New Year’s Day – U2

Phát hành trong album ‘War’ của nhóm nhạc huyền thoại U2, ‘New Year’s Day’ trở thành thương hiệu của nhóm, đồng thời là một trong những ca khúc được yêu thích nhất trong dịp năm mới. 

U2 nổi tiếng với bản hit đón năm mới New Years Day.

U2 nổi tiếng với bản hit đón năm mới ‘New Year’s Day’.

Là sự pha trộn giữa rock, guitar và piano, ‘New Year’s Day’ rõ ràng sôi động và khuấy động được niềm vui, niềm phấn khởi của người nghe, đặc biệt là trong thời khắc chuyển sang năm mới với nhiều hy vọng mới. Ca khúc được chọn để biểu diễn cho các sự kiện âm nhạc ngoài trời

Danh sách 20 ca khúc đáng nghe nhất trong đêm giao thừa theo trang Billboard:

1."Bringing in a Brand New Year" - Charles Brown

2."Celtic New Year" -  Van Morrison

3."Christmas Ain't Christmas, New Years Ain't New Years" - O'Jays

4."Congratulations - A Happy New Year Song" - Pink Martini

5."Funky New Year" - Eagles

6."Gonna Make It Through This Year" - Great Lake Swimmers

7. "Happy New Year" - Abba

8. "Happy New Year" - Judy Garland

9."Have a Very Merry Christmas & a Happy New Year" - TLC

10."It's Just Another New Year's Eve" - Barry Manilow

11."A Long December" - Counting Crows

12."Maybe Baby (New Year's Day)" - Sugarland

13."Merry Christmas & Happy New Year" - Jimi Hendrix

14."New Year's Day" - Mary Chapin Carpenter

15."New Year's Day" - U2

16."New Year's Prayer" - Jeff Buckley

17."1999" - Prince

18. "Same Old Lang Syne" - Dan Fogelberg

19.“This Is the New Year" - A Great Big World

20."What Are You Doing New Year's Eve" - Ella Fitzgerald

Trọng Đạt (theo Billboard, AXS)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top