Về Israel, quốc gia này vẫn là một đồng minh về ngoại giao và kinh tế. Đó là một nền dân chủ và chúng ta phải bảo vệ họ. Nhưng đồng thời, chúng ta cũng biết rằng hòa bình bền vững phụ thuộc vào việc thừa nhận nhà nước Palestine. Do đó, chính sách thuộc địa là sai lầm. Chúng ta phải quay trở lại với tinh thần của Hiệp định Oslo. Liên quan đến các vùng đất thánh, nước Pháp bày tỏ mối lo ngại bằng việc lúc đầu bỏ phiếu ủng hộ, sau đó bỏ phiếu trắng cho nghị quyết của UNESCO về việc khẳng định vai trò của Hồi giáo tại các khu vực này, đồng thời phủ nhận các mối liên kết trong lịch sử của Jerusalem với Do Thái giáo. Lẽ ra nước Pháp nên thể hiện tư cách là đất nước bảo vệ và tôn trọng tất cả các tôn giáo và kêu gọi các tôn giáo chung sống hòa bình. Nhưng những gì xảy ra tại Jerusalem ngày nay lại chứng tỏ điều ngược lại. Do đó, cần phải sớm thoát ra khỏi cuộc xung đột kéo dài về những vùng đất thánh, sự cố chấp của tất cả các bên sẽ đồng thời giam hãm chúng ta. Đối với các thế lực này, đặc biệt là với Thổ Nhĩ Kỳ, nước Pháp sẽ ủng hộ chính sách của châu Âu. Rõ ràng sự hấp dẫn của mô hình châu Âu là đối trọng duy nhất có thể ngăn chặn chế độ độc tài và cản trở quyền tự do chính trị mà Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi.
Thổ Nhĩ Kỳ không thể tách rời châu Âu trong vấn đề an ninh, địa lý, kinh tế, vì đó là nhân tố quan trọng để ổn định khu vực. Nhưng chúng ta cũng thừa biết là chế độ Erdogan không cho phép điều đó xảy ra. Vì những mối quan hệ đặc biệt trong lịch sử với Maroc, Algeria và Tunisia, các nước Bắc Phi, tất nhiên là một khu vực đặc biệt đối với Pháp. Chúng ta không thể quên rằng hàng triệu công dân của chúng ta có nguồn gốc từ những nước này và họ vẫn luôn giữ một mối liên hệ chặt chẽ với quê hương. Dựa trên quá khứ chung đó, chúng ta phải cùng nhau xây dựng tương lai cho đất nước.
Bìa sách "Cách mạng" (tên gốc: Revolution). |
Thật vậy, chúng ta phải đối mặt với những thách thức như nhau, dù là về an ninh, kinh tế hay môi trường. Nhiều vấn đề trong số đó phải được thảo luận trong khuôn khổ một cuộc đối thoại ở khu vực châu Âu – Địa Trung Hải. Có lẽ sẽ là quá tham vọng khi muốn xây dựng một chính sách chung cho cả khu vực Địa Trung Hải, nhưng sẽ thật sai lầm nếu không thấy rằng chúng ta có mối quan hệ ràng buộc với nhau trong cùng một số phận. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều phải đối mặt với những nguy cơ mất ổn định mà chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả ngay lập tức và trực tiếp. Tương tự, ở châu Phi, nước Pháp phải tiếp tục đảm nhiệm vai trò mà chúng ta đã xây dựng trong những năm gần đây, dù ở Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Trung Phi hay Mali. Tôi hoan nghênh sự can thiệp quân sự của chúng ta theo lệnh của Liên hợp quốc và hối tiếc về việc rút khỏi Cộng hòa Trung Phi khi tình hình vẫn chưa được ổn định. Có khả năng lớn là chúng ta sẽ phải quay lại đó trong vòng vài năm tới. Sự can thiệp của quân đội ở Mali rất hữu ích vì nó đã cứu đất nước này khỏi chủ nghĩa thánh chiến. Về vấn đề này, tôi muốn biểu dương các chiến binh đang chiến đấu trong những điều kiện rất khó khăn.
Rõ ràng, vai trò của chúng ta ở châu Phi, cùng với quân đội châu Phi và các tổ chức trong khu vực, là để ổn định các vùng gặp nhiều khó khăn. Do đó, Liên minh châu Âu đã điều phối hiệu quả các hoạt động đào tạo quân sự. Nhưng trên lục địa này, chúng ta cũng phải ủng hộ các quốc gia lựa chọn chế độ mở cửa và dân chủ. Như chúng ta đã biết, châu Phi có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế. Chúng ta cần tăng cường hợp tác với họ trong lĩnh vực này.
Với những cam kết hiện tại có lẽ là quá nhiều và những mối nguy hiểm tiềm ẩn, rõ ràng nước Pháp phải duy trì một chính sách ngoại giao có tầm ảnh hưởng, một mạng lưới năng động trên địa bàn, cùng một bộ máy quân sự hiện đại và mạnh mẽ. Trong những năm tới, không nên cắt giảm quy mô lực lượng của quân đội, ngay cả khi đã quyết định chấm dứt chiến dịch Sentinelle. Chúng ta phải đi xa hơn nữa, và trong cùng một nỗ lực giải thể, cần phải duy trì hoạt động của quân đội dù cho có tốn kém thế nào đi nữa. Bởi vì đó là lực lượng bảo vệ của chúng ta. An ninh trên trường quốc tế của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào các lựa chọn chiến lược của Mỹ và Nga. Thực vậy, nước Nga đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng ở Trung Đông và kể từ Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã biến khu vực này trở thành khu vực ưu tiên can thiệp của họ, chúng ta cũng đã nhiều lần hưởng lợi từ điều đó. Vậy chúng ta muốn xây dựng một mối quan hệ như thế nào với nước Nga, một nước cũng thuộc châu Âu? Chúng ta có muốn khôi phục chế độ bảy mươi năm xung đột như thời kỳ Chiến tranh lạnh hay không? Liệu chúng ta có thực sự muốn tiếp tục theo đuổi chính sách quản lý mơ hồ và đầy mâu thuẫn như hiện nay với sự đối đầu trong mối quan hệ với cường quốc này hay không? Chúng ta cần xây dựng lại mối quan hệ với nước Nga. Chúng ta không thể mù quáng đi theo con đường của Mỹ, cho dù nó sẽ như thế nào sau khi Donald Trump đắc cử. Chúng ta cũng đồng lõa với một chế độ đáng bị chỉ trích mà một bộ phận thuộc cánh hữu của Pháp ủng hộ.
Về phần mình, tôi sẽ tìm cách để chúng ta có thể khôi phục lại một cuộc đối thoại sôi nổi và thẳng thắn. Chúng ta sẽ không thể giải quyết vấn đề của Crimea trong ngắn hạn. Nhưng chúng ta phải làm việc với nước Nga để ổn định mối quan hệ của họ với Ukraina và để dỡ bỏ dần các biện pháp trừng phạt của cả hai bên. Chúng ta cần phải tìm ra tiếng nói chung cho các vấn đề ở Trung Cận Đông để khôi phục an ninh trong khu vực. Châu Âu sẽ phải hết sức thận trọng trong những tháng tới để tránh bất kỳ sự thoái lui nào của Nga, vì có thể họ đã nhìn thấy trong cuộc bầu cử của Donald Trump một dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ ít chú ý hơn tới châu Âu. Với nước Nga, chúng ta sống trên cùng một lục địa, có cùng một lịch sử và một nền văn học với họ. Nhà văn Turgenev đã từng sống ở Pháp, Pushkin luôn yêu mến đất nước của chúng ta, Chekhov và Tolstoy cũng có tầm ảnh hưởng lớn với chúng ta. Hai nước đã cùng nhau trải qua những cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, quan điểm của nước Nga không hoàn toàn phù hợp với chúng ta và chúng ta ý thức rõ về điều này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. |
Nhưng sẽ là sai lầm nếu cắt đứt mọi quan hệ với cường quốc Đông Âu này, thay vì thiết lập một mối quan hệ lâu dài. Trong cuộc chiến chống khủng bố hoặc trong lĩnh vực năng lượng, chúng ta có cơ sở để phát triển mối quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. Trong bối cảnh này, hơn bao giờ hết, vấn đề đặt ra trong mối quan hệ của chúng ta với Hoa Kỳ liên quan tới việc cải thiện cơ cấu. Cả hai quốc gia có chung mối dây liên hệ là hoạt động bảo vệ nhân quyền và những mối quan tâm chung trong việc ổn định thế giới. Rất nhiều vấn đề đã được xem xét lại trong dịp Tổng thống Donald Trump đắt cử vào tháng 11-2016. Không ai có thể biết được hậu quả của cuộc bầu cử này, nhưng một điều dễ nhận ra là những năm cầm quyền của Tổng thống Obama được đánh dấu bằng một mối quan hệ căng thẳng bị che đậy với châu Âu. Có lẽ những căng thẳng này đã hình thành từ sự bất đồng liên quan đến Syria. Dưới thời Tổng thống Obama, châu Á là lựa chọn ưu tiên lớn hơn châu Âu. Đây là một định hướng cơ bản mà chúng ta mới chớm nhận ra hậu quả nếu nó vẫn tiếp tục trong tương lai. Đồng thời, Hoa Kỳ đang dần rút khỏi Trung Đông và các khu vực khủng hoảng, mặc dù đó là một trong những cam kết quan trọng của họ từ nửa thế kỷ nay. Chính sách đối với khu vực Trung Đông của Obama rất đơn giản: trao quyền cho các nhân tố địa phương và khu vực, không kiến thiết cũng không tham gia quá nhiều vào quá trình kiến tạo hòa bình.
Sau khi quyết định rút quân khỏi Afghanistan và Iraq, chừng nào không có mối đe dọa trực tiếp đến Hoa Kỳ, họ sẽ không can thiệp. Hoa Kỳ và Pháp đang có mối quan hệ hợp tác mạnh mẽ và cần được duy trì. Trên nhiều lĩnh vực hoạt động, Pháp được sử dụng hệ thống thông tin tình báo của Hoa Kỳ và các phương tiện hỗ trợ quân sự. Hoa Kỳ nhận thấy dải Sahel là một mối nguy hiểm và sự hợp tác của đôi bên trong lĩnh vực tình báo ở khu vực này là rất cần thiết. Trong bất kỳ trường hợp nào, mỗi quốc gia bên bờ Đại Tây Dương đều cần làm sáng tỏ, đánh giá lại mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và châu Âu, cần đổi mới và tái đầu tư. Liên quan đến vấn đề này, nghe lén là một hành vi không thể chấp nhận được. Các cơ quan hữu quan thì giải thích rằng đó là những hành động bình thường, không có gì lạ trong hoạt động tình báo. Tuy nhiên, tôi cho rằng đó là một cú sốc nếu áp dụng cho các nguyên thủ quốc gia. Trong mối quan hệ giữa một bên là nước Pháp và rộng hơn là Liên minh châu Âu với một bên là Hoa Kỳ, đây là một khoảnh khắc quyết định cho tương lai của hành tinh.
Liệu trục Đại Tây Dương, vốn giữ vai trò tổ chức cấu trúc phương Tây, áp dụng chính sách Nhân quyền và phát triển hòa bình kể từ sau Chiến tranh thế giới, có còn là trục quan trọng nhất không? Tôi hoàn toàn tin tưởng điều đó. Nhưng nó hàm ý rằng cần tái cân bằng mối quan hệ của chúng ta, điều này góp phần quan trọng cho việc bảo vệ đất nước. Tại thời điểm tôi viết cuốn sách này, đời sống chính trị của nước Mỹ đã chuyển sang một giai đoạn mới với chiến thắng của Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Không ai biết những quyết định đầu tiên của ông ta sẽ là gì. Nhưng ít nhất, tôi biết rằng, cũng giống như những người tiền nhiệm, các quyết định của Tổng thống Trump sẽ bị ràng buộc bởi tình hình thực tế.
Phần 1. Phần 2. Phần 3. Hết trích đăng.
(Trích tự truyện Cách mạng)
Post a Comment