(Techz.vn) Chúng ta đã được thấy những công nghệ bảo mật nổi bật trên smartphone như cảm biến vân tay, quét mống mắt và mới đây thì đó là công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Vậy giữa phương pháp bảo mật truyền thống và như vân tay so sánh với quét gương mặt thì bạn sẽ chọn sử dụng cái nào. Hãy cùng nhau đi vào thảo luận ngay bây giờ.
Kể từ khi chiếc iPhone X được Apple cho ra mắt với những công nghệ tiên tiến nhất và nổi bật trong số đó chính là phương pháp bảo mật bằng việc nhận dạng khuôn mặt (hay gọi tắt là Face ID). Đây được đánh giá là một phương pháp bảo mật của tương lai, về cơ chế hoạt động và cách thức nhận diện của Face ID cũng được cho là rất phức tạp.
Và quả đúng như những gì đã được dự đoán trước đó là cứ hễ khi Apple làm ra một thứ gì đó mới mẻ thì chắc chắn rằng chỉ sau một khoảng thời gian rất ngắn sau đó chúng ta sẽ được chứng kiến những smartphone chạy Android cũng mang trên mình những gì tương tự như trên chiếc iPhone mới nhất vừa được táo khuyết cho ra mắt.
Tuy vậy thì điều gì cũng có hai mặt đối lập của nó. Khi một công nghệ ra đời thì chắc chắn nó sẽ vấp phải những luồng ý kiến trái chiều từ công động những người sử dụng các thiết bị công nghệ. Và tất nhiên việc lấy những cái mới sau đó đem so sánh chúng với những thứ gì đã có là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Cụ thể hơn trong bài viết này hai vấn đề được đem ra so sánh ở đây đó là: Cảm biến vân tay truyền thống và công nghệ nhận dạng khuôn mặt, cái nào tốt hơn cái nào?. Hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu ngay bây giờ.
Như đã biết thì ứng dụng sinh trắc học trong việc bảo mật điên thoại ngày nay đang càng trở nên phổ biến. Chúng ta có mở khóa bằng vân tay, máy quét mống mắt và cả công nghệ nhận diện khuôn mặt cùng với đó là nhiều phương thức bảo mật khác.
Một trong những thay đổi đáng lưu ý nhất đối với iPhone X so với các model trước đó là việc thay thế cảm biến dấu vân tay Touch ID bằng chức năng mở khóa bằng khuôn mặt Face ID. Một số điện thoại Android khác cũng có tính năng nhận dạng khuôn mặt này như OnePlus 5T, Huawei P20 Pro và Galaxy S9, nhưng tất cả vẫn duy trì cảm biến dấu vân tay. Tại sao các nhà sản xuất lại đua nhau làm như vậy?
Thông tin chi tiết hơn cho những ai chưa tìm hiểu về công nghệ nhận dạng gương mặt thì nhận diện khuôn mặt là một phương thức bảo mật rất tốt. Việc duy nhất bạn phải thực hiện là đánh thức màn hình điện thoại của bạn hoặc thậm chí nếu bạn đã cài đặt kích hoạt "đánh thức" màn hình, bạn sẽ chẳng cần làm gì cả. Khi điện thoại nhận diện khuôn mặt của bạn, nó sẽ nhanh chóng xác thực và mở khóa màn hình chính, bạn không cần phải nhập mã PIN hoặc chạm vào bộ cảm biến dấu vân tay.
Cùng với đó thì tính năng cũng cực kì hữu ích trong việc thực hiện mở khóa điện thoại của bạn khi cảm biến dấu vân tay "nằm ngoài tầm với". Các dòng smartphone hiện nay đang cố gắng tối đa hóa không gian màn hình, hơn 90% các cảm biến dấu vân tay đều đặt ở phía sau. Mặc dù thiết kế này thuận tiện khi cầm điện thoại, nhưng không thể mở nhanh khi điện thoại được đặt trên một mặt phẳng như mặt bàn hoặc bộ sạc không dây.
Cảm biến vân tay cũng không thuận tiện trong mùa đông bởi vì tính năng này không thể hoạt động khi bạn đeo găng tay. Với nhận dạng khuôn mặt, miễn là màn hình hiển thị đang đối mặt với bạn, bạn sẽ không phải gặp rắc rối khi mở khóa điện thoại.
Như đã nói ở trên thì công nghệ nào cũng sẽ có những mặt tích cực đồng thời có cả những mặt tiêu cực. Đối với công nghệ nhận dạng bằng khuôn mặt thì yếu tố ảnh hưởng đến nó chính là điều kiện môi trường. Cụ thể hơn, nếu bạn đang ở trong một môi trường quá sáng hoặc quá tối, điện thoại của bạn có thể gặp rắc rối khi nhận diện. Bên cạnh đó thì thật khó để thực hiện nhận diện khuôn mặt khi bạn đang trong rạp chiếu phim hoặc cuộc họp, những tình huống mà bạn cần tế nhị khi sử dụng điện thoại. Và cảm biến dấu vân tay sẽ vô cùng hữu ích trong các trường hợp này.
Theo ý kiến đánh giá từ chuyên trang công nghệ nổi tiếng Androidcentral, trang tin này đưa ra quan điểm như sau: Cảm biến vân tay còn có nhiều tùy biến. Ngoài việc xác thực, nhiều bộ cảm biến dấu vân tay có khả năng nhận dạng những hành động vuốt theo các hướng khác nhau để thực hiện các cử chỉ điều hướng. Phổ biến nhất của những cử chỉ này là vuốt xuống để hiện thông báo, vuốt sang trái hoặc phải khi mở thư viện để cuộn qua máy ảnh hoặc thậm chí thay thế cho các phím điều hướng.
Nói tóm lại thì chúng ta hãy đi đến kết luận chung rằng: Một chiếc smartphone nên có sự kết hợp của cả hai công nghệ này vì chúng sẽ bù trừ và khỏa lấp những khiếm khuyết mà phía bên kia còn thiếu sót. Một ví dụ điển hình đó chính là phần mềm Intelligent Scan của Samsung trên Galaxy S9 kết hợp cả hai công nghệ cùng với chức năng quét mống mắt để cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.
Còn đối với bạn thì bạn thích và tin tưởng vào công nghệ bảo mật nào hơn? Hãy cùng nhau chia sẻ ý kiến quan điểm để cùng nhau thảo luận nhá.
Post a Comment