222 thí sinh được tại 3 cụm thi Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang được công bố dính gian lận thi cử. Hà Giang hoàn tất việc chấm thi lại với 114 trường hợp vi phạm trước kỳ xét tuyển cao đẳng, đại học. Còn tại cụm thi Sơn La và Hòa Bình, sau khi có kết quả chấm thẩm định, hơn 60 sinh viên bị đuổi học, 8 sinh viên vẫn được tiếp tục học (do vẫn đủ điểm đầu vào). Câu hỏi đặt ra là, liệu có thỏa đáng khi cho phép các thí sinh vi phạm quy chế thi được học tiếp?

108 thí sinh được nâng điểm tại hai cụm thi Hòa Bình, Sơn La. 

108 thí sinh được nâng điểm tại hai cụm thi Hòa Bình, Sơn La. 

Vừa trải qua kỳ thi THPT Quốc gia 2018, Bích Ngọc (sinh viên năm nhất, Đại học Ngoại ngữ Hà Nội) cho rằng: "Để đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh, nên cho các bạn ấy nghỉ học. Rồi đến năm nay các bạn có thể thi lại bằng chính lực học của mình, điều này chẳng ai ngăn cấm", Bích Ngọc nói thêm. 

Đồng quan điểm với Bích Ngọc, Ngọc Yến (sinh viên năm nhất Đại học Thương Mại), người bị trượt Đại học Kinh tế Quốc dân vì thiếu 0,45 điểm, chia sẻ thêm: "Khi biết tin có đến 5 bạn được nâng điểm trúng tuyển vàoKinh tế Quốc Dân, chính bản thân mình cảm thấy rất bất công, bởi chính vì các bạn ấy đã khiến mình và nhiều bạn khác không có cơ hội để vào ngôi trường mình mơ ước".

Là một phụ huynh có con từng thi THPT quốc gia, cô Lê Oanh bày tỏ: "Đối với cá nhân tôi, hình thức xử lý tốt nhất là cho tất cả thí sinh được nâng điểm nghỉ học để đảm bảo sự công bằng với các thí sinh thi thật. Còn không thì các em ấy cũng nên có tự trọng mà tự động xin nghỉ".

Hình thức xử phạt một số thí sinh của các trường đại học sau kết quả chấm thẩm định.

Hình thức xử phạt một số thí sinh của các trường đại học sau kết quả chấm thẩm định.

TS Võ Văn Nam phân tích, xét về mặt quy chế, các thí sinh này đủ điểm để học tiếp, nhưng các em đã phạm lỗi không trung thực. "Không trung thực thì dù khi xét lại điểm, các em ấy có đủ tiêu chuẩn thì cũng không đủ phẩm chất để vào học. Cho nên theo tôi để công bằng và để các em biết hối lỗi thì phải cho nghỉ học, để các em thi lại".

Ông Nam cũng nhận định, rất khó để nói vụ gian lận này hoàn toàn là lỗi của phụ huynh. Các em biết thực lực của mình, khi nhận thấy dấu hiệu bị nâng điểm không nên đồng lõa theo bố mẹ mà nên thẳng thắn nhận sai, đó mới là điều đúng đắn. Ông nhấn mạnh: "Ở đâu thiếu công bằng thì có thể rút kinh nghiệm nhưng trong giáo dục mà thiếu công bằng thì không thể nào chấp nhận được".

Trái ngược với quan điểm trên, các ý kiến khác lại cho rằng: Nếu các thí sinh đủ điểm đỗ, tại sao lại buộc các em nghỉ học?

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội: "Chúng ta không bao giờ ủng hộ tiêu cực trong thi cử nhưng xử lý việc này cũng phải công bằng. Thực chất trong chuyện này là phụ huynh làm chứ không phải bản thân các em tự gian lận. Thêm vào đó điểm người ta phúc khảo lại, vẫn đủ điểm chuẩn đầu vào của trường, việc để các em tiếp tục học là công bằng chứ không phải chiếu cố".

Cô Minh Thu, phụ huynh có con năm nay thi THPT cũng bày tỏ quan điểm nên để các thí sinh đủ điểm tiếp tục học tại trường: "Chẳng có lý do gì bắt ép các em ấy phải nghỉ học. Ví dụ điểm thật là 20, điểm trúng tuyển là 19, thì dù các em đó được nâng thêm 4 điểm thì vẫn thừa điểm vào trường. Có trách thì trách các bậc làm cha làm mẹ vì đề phòng, lo xa sợ con trượt mới nâng điểm thi lên. Cá nhân tôi nhận thấy, điểm thi lại là điểm học thực, chẳng vì lý do gì lại phải xử phạt hay đuổi học các thí sinh kia". 

Hương Vi, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội bày tỏ: "Theo quan điểm của mình, nếu điểm chấm lại của các thí sinh đó vẫn đủ điểm của ngành đang học, có nghĩa họ vẫn đủ năng lực để thi và học tiếp, do vậy không nên đuổi học các bạn đó. Việc theo học của các bạn ấy không hề hại đến ai".

Thúy Quỳnh

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top