(Techz.vn) Hiện nay, ngày càng nhiều người từ bỏ công việc công sở nhàm chán để kinh doanh homestay nhưng do thiếu tính toán kĩ lưỡng, không ít chủ nhà đã sớm nếm “trái đắng”, thậm chí phải phá giá để có được nhiều khách hơn.
Vài năm trở lại đây, loại hình kinh doanh homestay đang ngày càng nở rộ, việc nhiều du khách đã chuyển từ nghỉ ngơi ở các khách sạn, nhà nghỉ hay resort sang trọng đến homestay cũng dần trở nên phổ biến. Ở các địa điểm du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Sapa,... số lượng homestay cũng tăng lên nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách du lịch.
Homestay dần trở thành xu hướng kinh doanh được nhiều người ưa chuộng
Ông Steven Nguyễn - CEO Luxstay - nền tảng home-sharing hàng đầu Việt Nam từng chia sẻ trên truyền thông cho rằng home-sharing đang đứng trước thời điểm bùng nổ tại Việt Nam, ngoài những con số về chỗ ở, thì nguồn nhân lực tham gia kinh doanh homestay sẽ là một yếu tố phát triển. Và hiện nay có rất nhiều chủ nhà là bạn trẻ chọn kinh doanh homestay như một công việc chính (self business - kinh doanh tự do), liên tục sáng tạo để phát triển dịch vụ thu hút khách hàng... “Số lượng chỗ ở tham gia thị trường tăng nhanh trong khoảng 2 năm qua. Theo báo cáo khảo sát thị trường của AirDNA thì đầu năm 2017, có khoảng gần 5.000 homestay tại TP Hồ Chí Minh, 3.000 tại Hà Nội thì đến thời điểm hiện tại con số đã tăng trưởng khoảng 18.000 và 11.000 ở riêng 2 thành phố lớn. Hình thức cho thuê nhà ngắn hạn đã lan tỏa mạnh trên khắp các tỉnh thành, dần trở thành hình thức kinh doanh phổ biến tại các thành phố và địa điểm du lịch. Một trong các tác động chính khiến số lượng tăng nhanh là nguồn cung từ thị trường bất động sản trên khắp cả nước với hàng loạt các dự án chung cư, biệt thự nghỉ dưỡng được xây dựng và bàn giao... Sản phẩm đa dạng tạo ra xu hướng lưu trú mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.” - CEO Luxstay nhấn mạnh.
Thật vậy, không quá khó khăn để bắt gặp những cái tên thành công trong thị trường kinh doanh homestay Việt Nam, có thể kể đến như chị Lê Hòa - “ngôi sao” của làng kinh doanh homestay Hà Nội khi trở thành bà chủ của gần 20 căn homestay - apartment đắt khách. Hay những cái tên vừa đạt danh hiệu Superhost khu vực Đà Lạt (giải thưởng dành cho chủ nhà kinh doanh hiệu quả trên hệ thống Luxstay) như: Ngô Thành Được với Togerther Homestay, Nguyễn Kim Thanh với căn Lâm Phượng Các nổi tiếng, được đông đảo du khách yêu thích và lựa chọn mỗi khi đến Đà Lạt... Đây đều là những chủ nhà nhận được sự tin tưởng từ du khách với lượt booking cũng như review vô cùng tốt.
Top 7 chủ nhà đạt danh hiệu Luxstay Superhost tại Đà Lạt vừa qua đều là những gương mặt đạt được thành tích kinh doanh vô cùng tốt
Cũng theo một nghiên cứu của Luxstay, hiện tại doanh thu hàng quý của các chủ nhà trên hệ thống Luxstay có thể lên đến trên dưới 100 triệu VNĐ nếu như hoạt động tích cực.
Tuy nhiên, không phải chủ nhà nào cũng có thể đạt được đến con số này, mà nguyên nhân chính đến từ một vấn đề nhức nhối mà rất nhiều host đang gặp phải, đó chính là: Không nắm vững kiến thức tài chính. Theo phân tích của không ít chủ nhà trên các group kinh doanh homestay thì có một sự thật rằng, hầu hết các chủ nhà hiện nay đều không có nhiều kiến thức, cũng như tư duy về tài chính, mà chỉ đơn thuần là thấy đầu tư có chút “lãi” là được.
Ví dụ như bạn đầu tư một căn nhà phố cổ 4 tầng với 8 phòng, diện tích mặt sàn lên đến 100m2 làm homestay với giá từ 2 triệu - 3 triệu/đêm. Nếu tính toán một cách đơn giản thì mỗi tháng cũng sẽ “bỏ túi” được 40-50 triệu VNĐ. Nhưng có những con số ẩn đằng sau mà không phải chủ nhà nào cũng tính toán đến, có thể kể đến như: chi phí khấu hao, chi phí vận hành, chi phí cơ hội, chi phí vốn, lương co-host,... Nhẩm tính một cách tương đối thì kể cả doanh thu có cao hơn thì dòng tiền cũng không “đẻ” ra thêm mà bản chất chính là “ăn dần vào vốn”, là không hợp lí so với mức đầu tư.
Chính vì không nắm vững kiến thức tài chính nên nhiều host đã không thể vững vàng vượt qua được khó khăn, “cứ đến mùa là rủ nhau sang nhượng” vì những lí do cá nhân, nhưng thực chất là để tránh việc lãi mỏng, hòa (thậm chí thâm) vào vốn. Hoặc không, đầu tư vào nhiều, cung tăng nhanh hơn cầu dẫn đến tình trạng phá giá kéo khách, bán phòng homestay với giá rẻ hơn dorm.
Kinh doanh homestay chưa bao giờ là cuộc chiến dễ dàng
Dạo quanh các group dành cho chủ nhà không thiếu những post nhượng khách, thậm chí sang nhượng homestay như thế này
Nhưng thực sự, việc “phá giá” homestay liệu có phải là một cách thức hiệu quả để có được nhiều khách hơn? Dạo quanh một vòng các group kinh doanh homestay, có rất nhiều chủ nhà đều mong muốn các host ngưng phá giá để được cái lợi trước mắt mà hạ thấp giá trị căn hộ của mình, cũng như thị trường homestay. Cùng với đó, cũng là một lời khuyên dành cho những ai có ý định bước chân vào lĩnh vực kinh doanh homestay: Cần cân nhắc phương án tài chính trước khi quyết định đầu tư! Thêm vào đó, hãy lựa chọn những OTA uy tín cùng hợp tác, ví dụ như Luxstay - kênh kinh doanh lưu trú uy tín luôn đồng hành, dẫn dắt cộng đồng kinh doanh homestay tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là đơn vị luôn xúc tiến, nỗ lực để mở rộng thị trường kinh doanh homestay, giúp cho những người cùng kinh doanh homestay phát triển tốt hơn.
Luxstay luôn cố gắng mang đến những hoạt động hỗ trợ chủ nhà một cách tốt nhất. Có thể kể đến những chương trình như: Đại sứ Luxstay tại Đà Lạt nhằm tập huấn kỹ năng, cung cấp tài liệu để host có thể vận hành kinh doanh một cách hiệu quả nhất; áp dụngdanh hiệu Superhost trên toàn quốc - danh hiệu nền tảng quyết định xếp hạng của chủ nhà trên Luxstay, đồng thời làm cơ sở để xét duyệt các danh hiệu cao hơn với nhiều quyền lợi hấp dẫn hơn nữa.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng nên biết các cách marketing, phương thức quảng cáo trên những kênh được ưa chuộng nhất hiện nay như Facebook, Instagram, các trang du lịch và mô tả trên nền tảng OTA để phân bổ nội dung, đồng thời thu hút được lượng khách hàng mới.
Luxstay dần trở thành nền tảng được nhiều chủ nhà đón nhận, tin tưởng với hàng ngàn lượt listing đăng kí làm chủ homestay
Các host cũng nên xây dựng một mối quan hệ thật tốt với khách hàng của mình để giữ chân họ bởi có thể, họ chính là những “con mồi” mà những chủ nhà khác đang nhắm tới (Ví dụ như với du khách book phòng lần thứ 2, bạn có thể giảm giá, tặng thêm những món quà lưu niệm hoặc bán thêm dịch vụ để tăng thêm giá trị cho căn homestay của mình). Và thị trường phá giá không có nghĩa bạn phải chạy theo. Đôi khi bạn chỉ cần cho thuê vài căn với giá cao hơn nhưng lại mang lại lợi nhuận nhiều hơn so với cho thuê hàng loạt với giá thấp hơn.
“Chúng tôi nhìn nhiều hơn vào nhu cầu thị trường và làm những gì để phục vụ tốt hơn cho thị trường hiện tại. Một ngành kinh doanh và xu hướng mới đang trưởng nhanh về mặt số lượng sớm có tác động tới xã hội. Đặc biệt cũng như các ngành kinh tế chia sẻ khác, home-sharing chắc chắn cũng sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề cần đặt ra và giải quyết như là mức độ an toàn, tiêu chuẩn dịch vụ của người cung cấp, quản lý nhà nước (an ninh trật tự, thuế,...), cho nên ngoài các yếu tố vận hành chính chúng tôi quan tâm hàng đầu vào việc tạo ra một nền tảng, sân chơi lành mạnh, an toàn cho cả người kinh doanh lẫn khách hàng và với cả cơ quan quản lý nhà nước về dài hạn.
Với những người kinh doanh, chúng tôi hỗ trợ tư vấn pháp lý, tài trợ cho các khóa đào tạo về kiến thức, ngoài ra chúng tôi còn mở ra một siêu thị Luxstore (https://store.luxstay.com) để mang tới những giải pháp quản lý thông minh, đồ dùng tiện ích giúp tiết kiệm thời gian công sức cho chủ nhà đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng...” - Ông Steven Nguyễn cũng chia sẻ thêm.
Luxstore thuộc hệ sinh thái Luxstay mang tới những giải pháp quản lí thông minh giúp chủ nhà vận hành mô hình kinh doanh hiệu quả.
Thực hư câu chuyện CEO 30 tuổi của Luxstay chi 40 tỷ đồng mua xe tặng vợ?
(Techz.vn) Chưa hết xôn xao về việc mua một lúc 36 chiếc xe Vinfast với tổng giá trị lên đến hơn 40 tỷ đồng, CEO trẻ tuổi của Luxstay còn làm dấy lên trong dư luận làn sóng mới, khi tiết lộ anh mua xe tặng vợ.
Post a Comment