Ảnh con rắn 7 đầu, mực khổng lồ cũng được nhiều người chia sẻ rộng rãi trên internet mà không hay biết đó là sản phẩm photoshop.
Bức ảnh con rắn 7 đầu Trung Mỹ được chia sẻ "tìm thấy trên dãy núi ở Honduras". Thực chất đây chỉ là sản phẩm photoshop khá lộ liễu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nổi tiếng với bức ảnh cởi trần cưỡi ngựa trong kỳ nghỉ ở Kyzyl, Siberia năm 2009. Sau đó, bức ảnh đã được chế thành ông Putin cưỡi gấu.
Bức ảnh con mực ống khổng lồ trôi dạt vào bãi biển Santa Monica ở California cũng được nhiều người chia sẻ.
Trên thực tế, đó là bức ảnh ghép từ cảnh người dân vây quanh xác một con cá voi ở Chile năm 2011.
Con mực ống bình thường ở Tây Ban Nha đã được phóng to và ghép thành bức ảnh "mực khổng lồ".
Nhiều người đã trầm trồ trước cảnh con sông ngập sắc tím hai bên bờ đẹp như cổ tích được cho là chụp ở The Isle of Skye, Scotland. Thực chất đây chỉ là một chiêu đổi màu bằng photoshop và cảnh trong hình là con sông Shotover ở New Zealand.
Con rắn trắng được đổi thành rắn 7 sắc cầu vồng có một không hai.
Bức ảnh các kênh ngòi ở Venice bị đóng băng...
... được Robert Johns tạo ra từ ảnh ghép băng tuyết ở hồ Baikal (Nga).
Bức ảnh "dòng xe cộ tắc đường dài nhất thế giới" được chú thích là ảnh chụp trên Xa lộ 110 ở Trung Quốc.
Thực tế, đây là ảnh chụp trên đường cao tốc I-405 ở Los Angeles, California. Con đường đã được kéo rộng ra và xe cộ được ghép thêm vào để tạo ra bức ảnh fake.
Bức ảnh 2 anh em ôm nhau được chú thích là chụp sau trận động đất ở Nepal nhưng thực chất lại là tác phẩm của nhiếp ảnh gia Na Son Nguyen chụp tại Hà Giang năm 2007, hai anh em ôm nhau vì sợ người lạ. Bức ảnh này còn từng bị chia sẻ với chú thích "trẻ mồ côi bị bỏ rơi", "nạn nhân của nội chiến Syria".
Năm 2014, bức ảnh "cậu bé Syria" được cho là nằm ngủ giữa hai nấm mộ của cha và mẹ khiến nhiều người xót xa.
Kỳ thực, cậu bé là người mẫu đang chụp ảnh cho một dự án nghệ thuật ở Saudi Arabia.
Tuệ Anh (theo Dailymail)
Post a Comment