Cổ áo Peter Pan được đặt tên theo cổ áo trang phục của diễn viên Maude Adams khi cô đóng vở kịch cùng tên của nhà văn J.M. Barrie ở New York năm 1905. Thiết kế do John White Alexander và vợ ông thực hiện với kiểu dáng hình lá bèo, bo tròn ở góc, được đính kèm vào trang phục. Sau khi ra mắt trên sân khấu, kiểu trang phục lập tức thu hút báo giới và dân chúng. Chỉ trong vài tuần, các phiên bản thủ công của cổ áo Peter Pan đã xuất hiện trên các kệ hàng tại nhiều cửa hàng bách hóa ở Mỹ.

Trong nhiều thập kỷ sau, cổ áo rơi vào lãng quên, bị cho là lỗi mốt. Cho đến những năm 1980, xu hướng này một lần nữa bùng nổ, tô điểm cho trang phục của nhiều người nổi tiếng, trong đó có công nương Diana (ảnh). Từ đó tới nay, cổ áo này dần trở thành phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang. Ảnh: Rex Feature.

Cổ áo Peter Pan được đặt tên theo cổ áo trang phục của diễn viên Maude Adams khi cô đóng vở kịch cùng tên của nhà văn J.M. Barrie ở New York năm 1905. Thiết kế do John White Alexander và vợ ông thực hiện với kiểu dáng hình lá bèo, bo tròn ở góc, được đính kèm vào trang phục. Sau khi ra mắt trên sân khấu, kiểu trang phục lập tức thu hút báo giới và dân chúng. Chỉ trong vài tuần, các phiên bản thủ công của cổ áo Peter Pan đã xuất hiện trên các kệ hàng tại nhiều cửa hàng bách hóa ở Mỹ.

Trong nhiều thập kỷ sau, cổ áo rơi vào lãng quên, bị cho là lỗi mốt. Cho đến những năm 1980, xu hướng này một lần nữa bùng nổ, tô điểm cho trang phục của nhiều người nổi tiếng, trong đó có công nương Diana (ảnh). Từ đó tới nay, cổ áo này dần trở thành phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang. Ảnh: Rex Feature.

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top