Thương nhớ thời bao cấp tập hợp những câu cửa miệng cùng tục ngữ, thành ngữ, câu ca vần vè lồng vào tranh minh họa như: "Đẹp trai thì mặc đẹp trai. Cơ quan không tiếp tóc dài quần loe", "Đầu đội áp suất, chân đi bàn là. Trông xa cứ tưởng là ma, lại gần thì hóa đi Nga mới về", "Bắt cởi trần phải cởi trần, cho may ô mới được phần may ô"...

Với những minh họa sinh động, hóm hỉnh của họa sĩ Thành Phong và Hữu Khoa, Thương nhớ thời bao cấp như cuốn artbook dành cho những độc giả còn lạ lẫm với ý niệm "thời bao cấp".

Cuốn sách đưa người đọc trở về cuộc sống sinh hoạt người dân Việt cuối thế kỷ 20. Ở đó, con người hàng ngày đối diện với nỗi lo về nhu yếu phẩm sinh hoạt như: khăn mặt, túi cá khô, quần đùi hoa, cuốn sổ gạo... Tuy nhiên, người dân vượt qua tất thảy bằng tinh thần lạc quan, tâm thế sống hài hước.

Bìa sách Thương nhớ thời bao cấp.

Bìa sách "Thương nhớ thời bao cấp". Sách do Nhã Nam liên kết thực hiện.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ: "Tôi tin rằng những người từng trải qua thời bao cấp lẫn các bạn sinh sau Đổi mới đọc những sáng tác này không chỉ để giải trí, để cười, mà còn để ôn cố tri tân (ôn cũ hiểu mới)".

Nhà văn Nguyễn Bình Phương cho rằng nhờ cuốn sách, thời bao cấp sống lại trong anh đến mức lạ lùng. "Giờ phút này, tôi thật khó phán xét thời kỳ ấy dở tệ, tai hại hay cho tôi được một quãng êm đềm, thanh thản. Cái gì qua thì đã qua và thời gian luôn làm cho ta bao dung hơn", anh nói.

Hình ảnh minh họa trong cuốn sách.

Hình ảnh minh họa trong cuốn sách.

Từng trải qua thời kỳ bao cấp, nhà văn Bảo Ninh cho rằng con người đề kháng với nỗi khổ không phải bằng sự oán thán, lời rên rẩm mà bằng thái độ tự trào. Chính điều này giúp mọi người tồn tại và vượt qua năm tháng dài trì trệ để vươn lên từ thời Đổi mới.

Trọng Trường

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top