Việc hố đen vũ trụ nuốt ngôi sao gần đó không phải là chuyện hiếm có. Tuy nhiên, nuốt xong và “nôn” ngược trở ra thì phải gần đây người ta mới phát hiện được.
Theo nguồn tin của Independent, các nhà thiên văn học đã cực kì sửng sốt khi thấy cảnh tượng trên. Cụ thể, khi họ đang theo dõi hố đen vũ trụ nuốt ngôi sao có kích thước tương đương Mặt trời thì bỗng nhiên phát hiện một cột lửa sáng rực phát ra ở giữa tâm.
Nếu như thông thường, ngôi sao sẽ chui vào tâm hố và biến mất thì lần này, nó chui vào và lại bật ngược trở ra. Lúc này, một nguồn năng lượng cực lớn của lỗ đen đã gây biến dạng, làm méo mó ngôi sao. Do tác động quá lớn, một nửa ngôi sao tự tách và bắn ra ngoài, trong khi nửa kia chui vào trong.
“Thông thường, hố đen sẽ nuốt hết một ngôi sao nhưng kích thước phải bằng hoặc nhỏ hơn miệng hố. Trong trường hợp này, có lẽ kích thước ngôi sao đã vượt ngưỡng”, nhà thiên văn học Sjoert van Velzen – trưởng nhóm nghiên cứu phát biểu.
Theo các nhà khoa học, cột lửa (thực chất là các tia plasma) xuất hiện khi hố đen đã nuốt xong ngôi sao mục tiêu. Thời gian để nó hoàn thành “bữa ăn” của mình là vào khoảng... 1 triệu năm. Có thể nó lớn với con người nhưng đây chỉ là khoảng thời gian ngắn trong vũ trụ bao la.
“Đây là hiện tượng cực hiếm, lần đầu tiên chúng tôi và cả giới nghiên cứu thiên văn nhìn thấy”, Sjoert nhấn mạnh.
Theo các nhà khoa học, hố đen vũ trụ được xem là bí ẩn nhất và cũng cực kì nguy hiểm. Chúng có một lực hấp dẫn khổng lồ, có thể hút mọi thứ kể cả ánh sáng. Còn theo nhà vật lí Stephen Hawking thì hố đen là đường dẫn sang một vũ trụ khác. Tuy vậy, điều đó đang được các nhà thiên văn học nghiên cứu.
Post a Comment