TP HCMVũ Linh - nghệ sĩ thuộc Thế hệ vàng của sân khấu cải lương - qua đời ở tuổi 65 tại nhà riêng, sau thời gian mắc ung thư, ngày 5/3.

Lễ nhập quan diễn ra sáng 6/3, động quan lúc 11h ngày 9/3, linh cữu được an táng tại Nghĩa trang Hoa viên Bình Dương. Nghệ sĩ Nhân dân Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội sân khấu TP HCM - cho biết nghệ sĩ qua đời sau nhiều năm chống chọi bệnh hiểm nghèo. Nghệ sĩ không lập gia đình, có một con nuôi. Cháu gái ông - ca sĩ Hồng Phượng - được ông uốn nắn theo nghề từ nhỏ.

Ông Song Minh - người quen thân của gia đình nghệ sĩ - cho biết vài năm gần đây, sức khỏe Vũ Linh xuống dốc. Ngoài ung thư, nghệ sĩ còn mắc bệnh đường ruột và cột sống, không thể đứng thường xuyên hay biểu diễn. Vũ Linh xa sân khấu để điều trị bệnh. Năm 2022, ông có lần tái xuất hiếm hoi trong show Kiếp cầm ca của nghệ sĩ Hồng Nga tại TP HCM.

Vũ Linh tái xuất trong đêm nhạc tháng 4/2022. Ảnh: Mai Nhật

Vũ Linh tái xuất trong đêm nhạc tháng 4/2022. Ảnh: Mai Nhật

Nhiều nghệ sĩ bàng hoàng trước tin buồn. Nghệ sĩ Hữu Châu cho biết thập niên 1990, thời hoàng kim của băng video cải lương, anh đóng chung với Vũ Linh nhiều vở tuồng. "Có những lần quay ở xa, chiều tối có quá giang xe anh về Sài Gòn cho kịp giờ diễn. Anh vui tánh, gần gũi, dễ thương. Về nơi phải về anh nhé. Cầu mong hương linh anh về cõi an lạc nhất", Hữu Châu tưởng nhớ.

* Vũ Linh - 'ông hoàng' sân khấu tuồng cổ

Diễn viên Hồng Vân - đàn em của Vũ Linh, từng nhiều lần hợp tác cùng ông thập niên 1990 - nói: "Luôn hãnh diện vì được thời trẻ đôi lần được đóng người yêu cùng anh trong các băng, đĩa. Mong anh sẽ được cận kề bên tổ nghiệp". Nghệ sĩ Ngọc Huyền đăng tấm hình thời trẻ cùng "ông hoàng hồ quảng" và viết: "Dù đóng tuồng xã hội hay cổ trang, anh vẫn luôn đáng yêu như vậy".

* Vũ Linh, Tài Linh: Uyên ương một thuở của sân khấu cải lương

Nghệ sĩ Vũ Linh thuộc Thế hệ vàng của sân khấu cải lương Việt Nam. Ông tên thật là Võ Văn Ngoan, sinh năm 1958 tại Sài Gòn, xuất thân trong gia đình nghèo khó, việc học hành dang dở. Năm 13 tuổi, ông theo học hát ở trường Văn Phát, sau chuyển qua học ca cổ với thầy Văn Vĩ. Năm 1972, ông tham gia đoàn hát Đồng Ấu Hoa Thế Hệ, lưu diễn các tỉnh. Một thời gian sau, ông về hát cho gánh Hoa Anh Đào Kim Chưởng, được nghệ sĩ Diệu Hiền, Trương Ánh Loan nhận làm đệ tử. Sau này, ông còn thọ giáo nghệ sĩ Minh Tơ, Thanh Tòng để hoàn thiện thêm về nghệ thuật ca diễn tuồng cổ.

Năm 1981, ông trở về thành phố, lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu đoàn Minh Tơ và Huỳnh Long. Đến năm 1988, ông cộng tác với Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang 2. Từ đây, Vũ Linh thực sự bước lên đài vinh quang sau hơn 15 năm bôn ba đoàn tỉnh.

Vũ Linh tái xuất sau bạo bệnh

Trích đoạn "Hàn Mặc Tử" (soạn giả Viễn Châu) - Vũ Linh hát tháng 4/2022. Video: Mai Nhật

Thập niên 1990, Vũ Linh kết hợp với Tài Linh, trở thành đôi nghệ sĩ "thanh mai - trúc mã", được đông đảo khán giả ngưỡng mộ vì lời ca lẫn diễn xuất hòa quyện. Họ cùng nhau ghi dấu trong các vở Xử án Bàng Quý Phi (Tống Nhơn Tôn và Bàng Quí Phi), Trảm Trịnh Ân (Triệu Khuông Dẫn và Hàn Tố Mai), Thần Nữ dâng Ngũ Linh Kỳ (Tiết Ứng Luông và Thần Nữ), Thái Tử Đan giả gái (Thái Tử Đan và Vũ Tuyết Nương).

Chân dung nghệ sĩ Vũ Linh thời trẻ. Ảnh tư liệu

Chân dung nghệ sĩ Vũ Linh thời trẻ. Ông là một trong những tên tuổi của thế hệ nghệ sĩ cải lương miền Nam, đóng góp lớn cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Ảnh tư liệu


Khi tham gia Mưa bụi - chương trình ca nhạc video ăn khách một thời, đôi "Song Linh" mở rộng thêm thị phần biểu diễn, thu hút nhiều khán giả trẻ đến với cải lương qua các ca khúc như Chuyện tình Ngưu Lang - Chức Nữ, Hoa Học Trò, Mưa ngâu. Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1997.

Vũ Linh, Tài Linh hát tân cổ 'Đi cày'

Vũ Linh, Tài Linh hát tân cổ "Đi cày" (sáng tác: Vinh Sử, Hàn Châu). Video: Rạng Đông

Mai Nhật

Adblock test (Why?)

Post a Comment

 
Top