Thứ ba, 25/2/2020, 13:47 (GMT+7)

Đợt nắng nóng kéo dài 9 ngày làm tan một phần tư diện tích băng của một hòn đảo ở Nam Cực khiến sự thay đổi có thể nhìn thấy rõ trong bức ảnh so sánh trước - sau.

Hình ảnh ghi lại ở Đảo Eagle (phía đông bắc của Nam Cực) vào đầu và cuối đợt nắng nóng trong tháng này cho thấy sự thay đổi không nhỏ. Sau đợt nắng nóng kéo dài 9 ngày, phần lớn vùng đất bên dưới nắp băng của hòn đảo đã bị lộ ra, và những hồ nước bắt đầu tan chảy trên bề mặt của nó.

Nam Cực đã trải qua ngày nóng nhất được ghi nhận vào đầu tháng này, đạt đỉnh là 64,9 độ F (18,3 độ C) vào ngày 6/2.

Nam Cực trước và sau đợt nóng lịch sử. Ảnh: NASA.

Nam Cực trước và sau đợt nóng lịch sử. Ảnh: NASA.

"Chỉ trong hơn một tuần, 4 inch tuyết của Eagle Island đã tan chảy - khoảng 20% tổng lượng tuyết tích lũy theo mùa của hòn đảo", Đài quan sát Trái đất của NASA cho biết.

"Tôi chưa từng thấy sự tan chảy phát triển nhanh như vậy ở Nam Cực. Chúng ta từng thấy hiện tượng tan chảy ở Alaska và Greenland, nhưng nó ít xảy ra ở Nam Cực", Mauri Pelto – nhà địa chất học của Đại học Nichols, bang Massachusetts, Mỹ cho biết.

Nhà khoa học khí hậu Xavier Fettweis đã vẽ biểu đồ lượng nước tan chảy ra đại dương từ bán đảo ở Nam Cực này. Sóng nhiệt là yếu tố lớn nhất về sự dâng lên của mực nước biển trong mùa hè này. Nó là kết quả của nhiệt độ cao duy trì - điều gần như không bao giờ xảy ra trên lục địa này cho đến thế kỷ 21. Đây là kiểu thời tiết ngày càng phổ biến khi nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng.

Biểu đồ lượng nước tan từ băng do nhà khí hậu Xavier Fettweis vẽ.

Biểu đồ lượng nước tan từ băng do nhà khí hậu Xavier Fettweis vẽ.

Gnouchnam (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top