Mới đây, video ghi lại buổi họp giữa quản lý với các nhân viên khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel được đăng tải trên mạng xã hội. Suốt buổi gặp, người quản lý buồn bã chia sẻ về tổn thất trầm trọng của chuỗi khách sạn, trong thời gian dịch Covid-19 diễn ra. 

Không thể duy trì hoạt động trong tình trạng vắng khách, bà Phạm Hằng - quản lý - buộc lòng đưa ra hai phương án cho nhân viên. Một là, trong thời gian 4 tháng, các nhân viên muốn tạm nghỉ sẽ được hỗ trợ một khoản "lương thất nghiệp" là 1,5 triệu đồng/ tháng. Nếu dịch được kiểm soát trong 4 tháng, khi quay lại làm việc (ngày 5/8) họ sẽ được nhận tiền. Hai là với các nhân viên tiêp tục đi làm, nếu làm đủ 18 ngày công sẽ được nhận 4 triệu đồng, không phân biệt vị trí công việc. 

Đoạn video chia sẻ về thực trạng của khách sạn. 

"Giờ phút này chẳng còn sự phân chia ranh giới, cấp bậc hay tiền lương giữa sếp với nhân viên. Bây giờ chúng ta giống nhau, bếp trưởng từng nhận 20 triệu đồng hay nhân viên quầy bar nhận 4,5 triệu đồng đều được nhận 4 triệu đồng", nữ quản lý cho hay.

Chia sẻ với iOne, bà Hằng cho biết, khách sạn vẫn đang hoạt động cầm chừng với khoảng 60 nhân viên, 40 người trở về quê chờ đến khi có thông báo mới. Bà chia sẻ, nếu dịch bệnh không được dập tắt sớm, bà có thể sẽ phải tuyên bố phá sản vào quãng tháng 6-7.

Lý giải về việc 4 tháng sau mới được trả lương trợ cấp, bà Hằng thú thực, hiện tại khách sạn không có tiền để chi trả. "10 ngày hôm nay, riêng tiền để trả tiền điện cho toàn khách sạn đã khó khăn. Hiện tại, một ngày khách sạn thu được 3 triệu nhưng tiền điện của toàn công ty đã lên đến vài trăm nghìn đồng, chưa kể chi trả cho nhân viên". Nữ quản lý khách sạn cho biết, trong suốt 20 năm làm nghề đây là chuyện chưa từng có.

Nữ quản lý chia sẻ trong buổi họp với các nhân viên tại khách sạn. 

Nữ quản lý chia sẻ trong buổi họp với các nhân viên tại khách sạn. 

So sánh với dịch SARS năm 2003, bà Hằng cho biết, ngày đó Hà Nội chỉ có khoảng 10 khách sạn, khách sạn lớn nhất cũng chỉ có khoảng 15 nhân viên. Khi dịch tới, khoảng 10 trong số 15 nhân viên đó bị cho nghỉ việc và không có lương, 5 người còn lại đi làm và hưởng 20% lương. Lúc đó giá phòng rất rẻ, chỉ khoảng 5 USD, thậm chí 2 USD nhưng vẫn không có khách trong 9 tháng trời.

"Không giống các ngành nghề như quần áo, giày dép... nếu không bán có thể đem vào kho cất rồi chờ hết dịch, sản phẩm của chúng ta khác, một ngày mở mắt ra nếu không có khách thuê chúng ta vẫn phải chi trả các loại thuế phí. Đó là nỗi đau khó có thể chia sẻ", bà nói. 

"Chỉ cần công ty cân đối được các khoản và trong khả năng chi trả, tôi hứa trả trong thời gian sớm nhất", quản lý khách sạn khẳng định. 

Không gian bên trong khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel.

Không gian bên trong khách sạn Hanoi Emerald Waters Hotel.

Một nữ nhân viên đang làm việc tại Hanoi Emerald Waters Hotel xác nhận có thực trạng trên xảy ra tại nơi làm việc.

"Bên mình có 6 khách sạn nhưng đã đóng cửa 5 nơi. Còn riêng khách sạn có quy mô lớn nhất tại 47 Lò Sũ là còn hoạt động", nữ nhân viên chia sẻ. 

Cũng theo lời người này, trong thời gian dịch bùng phát, số lượng khách đến thuê phòng giảm đến 80%.

"Thực trạng cắt giảm nhân viên tồn tại ở nhiều khách sạn chứ không riêng bên mình. Bản thân mình vẫn còn thấy may mắn vì được làm ở đây bởi nếu không, mình biết làm gì để kiếm sống nữa", nữ nhân viên cho hay. 

Thúy Quỳnh

Let's block ads! (Why?)

Post a Comment

 
Top